Cơ sở vật chất kỹ thuật của các tổ chức KH&CN
Trong thời gian qua, cùng với các dự án viện trợ quốc tế, Nhà nước ta đã đầu tư một phần kinh phí để hình thành và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu KH&CN.
Năm 2001, Nhà nước đã dành một tỷ lệ đáng kể (36,7%) trong tổng chi cho KH&CN từ NSNN để đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NCPT) nhằm hình thành cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc NCPT, bao gồm từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH). Vốn đầu tư phát triển đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN ngày càng khang trang, hiện đại hơn những năm trước đây. Kinh phí sự nghiệp khoa học được đầu tư để tăng cường năng lực nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm cho các phòng thí nghiệm đã có từ những năm trước đây.
Nội dung đầu tư
Năm 2001, trọng tâm đầu tư vốn XDCB cho các tổ chức NCPT như sau:
- 2 Trung tâm quốc gia: 23,6%,
- Nông nghiệp, thuỷ sản: 22,7%,
- Giáo dục và đào tạo: 13,7%,
- Công nghiệp và xây dựng: 13%,
- 6 phòng thí nghiệm trọng điểm: 15%.
Đầu tư cho các tổ chức NCPT từ nguồn kinh phí SNKH
Năm 2001, Nhà nước dành 130,6 tỷ đồng (11,4% vốn SNKH) đầu tư để tăng cường trang thiết bị và chống xuống cấp cho 35 Bộ/Tổng cục, điển hình là các đơn vị sau:
- Bộ NN&PTNT: 17%
- Trung tâm KHTN&CNQG: 15%
- Bộ GD&ĐT: 10,5%
- Bộ Công nghiệp 7%
- Bộ Quốc phòng 5%
- Bộ Xây dựng: 4,5%
- Trung tâm KHXH&NVQG: 4%
Nhờ các nguồn vốn đầu tư nói trên, các tổ chức KH&CN đã được cải thiện về năng lực nghiên cứu, từ trụ sở làm việc đến trang thiết bị đắt tiền trong các phòng thí nghiệm đầu ngành, mở ra khả năng hợp tác với các nước trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất và đời sống. Trong năm 2001 đã tuyển chọn và đầu tư 47,4 tỷ đồng cho 6 phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ), bao gồm: PTNTĐ công nghệ hàn và xử lý bề mặt; công nghệ tế bào thực vật; vật liệu polime và compozit; an toàn thông tin; công nghệ mạng và đa phương tiện; công nghệ gen.
Năm 2002, Nhà nước tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN.
Cơ cấu vốn đầu tư gồm 2 nguồn chính sau:
- Vốn đầu tư XDCB,
- Nguồn SNKH.
Ngoài vốn XDCB là 1.004,7 tỷ đồng, Nhà nước còn dành thêm 147,4 tỷ đồng từ kinh phí SNKH (chiếm 19,3% kinh phí SNKH) để đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm cho các phòng thí nghiệm của các tổ chức KH&CN. Năm 2002, tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các tổ chức KH&CN từ hai nguồn trên được tăng đáng kể, mức tăng trưởng đạt 35,1% so với năm 2001 .
Nội dung đầu tư:
Vốn đầu tư XDCB cho KH&CN được bố trí theo các nội dung như sau:
- Chương trình kinh tế - kỹ thuật;
- Công nghệ thông tin;
- XDCB cho các cơ quan KH&CN;
- Hoàn thành và đưa vào hoạt động 30 dự án đầu tư;
- Tiếp tục đầu tư cho 6 PTNTĐ Quốc gia;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng tuyến đường C trong khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Trong tổng kinh phí đầu tư XDCB cho KH&CN, phần đầu tư XDCB cho các tổ chức KH&CN chỉ có 365,2 tỷ đồng.
Năm 2003, các tổ chức KH&CN được Nhà nước tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật thông qua vốn đầu tư XDCB và kinh phí SNKH. Tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các tổ chức KH&CN từ hai nguồn trên là 1.318 tỷ đồng, tăng 155,9 tỷ đồng so với năm 2002, chiếm 41,4% trong tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN.
Nội dung đầu tư từ kinh phí XDCB:
Đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN từ kinh phí XDCB năm 2003 được bố trí cho những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các tổ chức KH&CN, gồm:
- Tập trung cho các công trình chuyển tiếp, trong đó ưu tiên đầu tư cho các PTNTĐ Quốc gia. Tiếp tục đầu tư cho 6 PTNTĐ chuyển tiếp và khởi công mới 8 PTNTĐ vừa được tuyển chọn;
- Hoàn thành đầu tư 30 dự án, trong đó có 15 dự án nhóm B và 6 PTNTĐ.
+ Tập trung cho các dự án nhóm B phục vụ công tác điều tra cơ bản (ĐTCB), dự báo, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường;
+ Cổng kết nối Internet.
Năm 2003, Nhà nước đầu tư cho 14 PTNTĐ, trong đó ưu tiên cho 6 PTNTĐ được phê duyệt từ năm 2001 với tổng vốn là 60 tỷ đồng và 8 PTNTĐ trúng tuyển năm 2003. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân còn chậm, PTNTĐ được đầu tư cao nhất cũng chỉ đạt 77,7% và thấp nhất là 46,5% trong tổng số vốn đầu tư. Do vậy, chưa thể đạt được mục tiêu hoàn thành việc đầu tư cho 6 PTNTĐ trong 3 năm.
Công tác tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ giai đoạn 2001-2005 đã được Bộ KH&CN tổ chức công khai, dân chủ, bình đẳng và đã chọn ra được các cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ xứng đáng, có năng lực và khả năng triển khai. Chính phủ đã có Quyết định giao vốn riêng cho các Đề án PTNTĐ, tạo điều kiện ưu tiên cho các PTNTĐ hoàn thành tiến độ đầu tư.
Nội dung đầu tư từ nguồn kinh phí SNKH:
Ngoài kinh phí XDCB, năm 2003 Nhà nước còn dành thêm 150 tỷ đồng (chiếm 9,8% trong tổng kinh phí SNKH Trung ương) đầu tư cho các tổ chức NCPT để tăng cường năng lực nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm và chống xuống cấp. Nguồn kinh phí này không lớn nhưng đã giúp cho các tổ chức KH&CN cải thiện được điều kiện nghiên cứu.
Năm 2004, tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các tổ chức KH&CN từ hai nguồn trên là 1.644,28 tỷ đồng tăng 326,28 tỷ đồng so với 2003, chiếm 44,1% tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN.
Bảng 14. Đầu tư cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các tổ chức KH&CN
Nội dung
|
2003
|
2004
|
Đầu tư phát triển
|
1.168
|
1.431
|
SNKH (chi tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức KHCN
|
150
|
213,28
|
Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (tỷ đồng)
|
1.318
|
1.644,28
|
Tỷ trọng trong tổng chi cho KH&CN (%)
|
40,0
|
44,1
|
Mức tăng trưởng so với năm trước (%)
|
14
|
24,7
|
Nội dung đầu tư từ vốn đầu tư phát triển
Đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN từ kinh phí XDCB năm 2004 được chi cho những nhiệm vụ sau:
-Đầu tư cho 16/17 PTNTĐ;
-Các công trình nhóm B.
Năm 2004, xây dựng thêm hai PTNTĐ ở phía Nam là PTNTĐ Công nghệ tế bào thực vật, PTNTĐ Vật liệu polyme và composit, nâng tổng số PTNTĐ được đầu tư từ NSNN lên 16 phòng thí nghiệm với tổng số kinh phí là 861,858 tỷ đồng.
Nội dung đầu tư từ nguồn kinh phí SNKH:
Ngoài vốn đầu tư phát triển, năm 2004, Nhà nước còn dành thêm 213,28 tỷ đồng (chiếm 12,3% trong tổng kinh phí SNKH Trung ương) đầu tư cho các phòng thí nghiệm của các tổ chức NCPT để tăng cường năng lực nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm và chống xuống cấp. Nguồn kinh phí này không lớn nhưng đã giúp cho các tổ chức KH&CN cải thiện được điều kiện làm việc và từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu.